Điều gì xảy ra khi dùng thớt lâu ngày không thay mới?

Có không ít những gia đình sử dụng một chiếc thớt từ năm này sang năm khác mà đâu biết rằng thói quen này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe vì thớt dùng lâu ngày sẽ tích tụ hàng vạn vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được.
Đối với nhiều người, chuyện “ăn sạch” dường như chỉ dừng lại ở việc lựa chọn thực phẩm sạch chứ chưa chú ý đến những dụng cụ có liên quan trực tiếp đến quá trình chế biến thực phẩm đó như nồi, chảo, đũa, chén, đặc biệt là chiếc thớt dùng để cắt, thái thức ăn. Chính vì không quan tâm nên chuyện dùng một chiếc thớt cả năm không thay mới vẫn đang là thói quen của nhiều gia đình.  

Thói quen “trữ” thớt cũ và nguy hại mà mắt thường không thể nhìn thấy được

Có không ít những gia đình sử dụng một chiếc thớt từ năm này sang năm khác. Đây có lẽ là thói quen “cố hữu” được truyền lại từ đời ông bà, cũng có thể do sự thuận tiện và quen tay, cứ nhìn thấy bề ngoài còn dùng được thì nghĩ là sạch sẽ nên không thay mà đâu biết rằng thói quen này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe vì thớt dùng lâu ngày sẽ tích tụ hàng vạn vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được.

Thớt kém chất lượng kết hợp với thói quen sử dụng lâu không thay mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Thực tế, nhiều bà nội trợ dễ dãi hay sử dụng loại thớt gỗ được tận dụng từ những mẫu gỗ thừa hay thớt cắt thành từng lóng ngang thân cây. Những loại thớt này có giá thành rẻ, bề mặt thường được sơn phết màu, véc ni cho đẹp mắt nhưng điều đáng lo ngại là khi sử dụng, vụn gỗ cũng như màu sơn trên thớt rơi ra có thể bám vào thức ăn, khi đi vào cơ thể sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như nổi mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy, đau bụng... hoặc nặng hơn sẽ bị lây nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Dùng thớt bẩn lâu ngày sẽ dễ bị nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm

Thớt dùng lâu năm thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được xem là nguy hiểm nhất đối với sức khỏe và thớt sử dụng lâu ngày chính là môi trường tốt để chúng sinh sôi, phát triển. Độc tố này tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến khả năng gây ung thư gan. Điều đáng chú ý là aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao, lên tới hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc thớt bằng nước sôi cũng hoàn toàn vô dụng.

Với những thớt dùng lâu, trên bề mặt thớt sẽ xuất hiện nhiều vết cắt, đây chính là nơi trú ẩn tốt nhất của vi khuẩn độc hại như E.coli và Salmonella và Campylobacter. Đặc biệt khi dùng chung 1 chiếc thớt để chế biến các thức ăn sống như thịt, cá… những vi khuẩn này có thể lây lan từ thớt sang thức ăn chín hoặc trái cây và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ đó dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

“Hạn sử dụng” của thớt là bao lâu?

Bất kì vật dụng nào cũng có “tuổi thọ” của nó, nếu bạn cố sử dụng chúng khi đã hết hạn thì có thể sẽ gây tác hại khôn lường.

Theo các chuyên gia, một chiếc thớt chỉ nên sử dụng từ 6-8 tháng thì phải thay 1 lần, tùy vào mức độ sử dụng của mỗi gia đình. Dù thớt gỗ mới sử dụng nhưng khi có dấu hiệu nấm mốc hay các vết cắt đan chéo dày đặc cũng cần phải thay ngay bởi nếu tiếp tục dùng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Lời khuyên dành cho bạn là gì?

“Đừng xem thường chiếc thớt” là lời khuyên mà các chuyên gia dinh dưỡng dành cho các bà nội trợ bởi vì đây là dụng cụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình. Để phòng tránh nhiễm bệnh từ thớt các bà nội trợ nên chú ý:

Hãy thay ngay các tấm thớt cũ

T.S Lisa Ackerley, một bác sĩ tại Anh cho biết: “Nếu không thường xuyên thay thớt thì bạn đang đặt mình vào những nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Thớt là nguồn lây nhiễm chéo nguy hiểm nếu không được làm sạch, bảo quản, sử dụng hợp lý và được thay thế định kỳ 6-8 tháng/lần”. Do đó, chìa khóa để bảo đảm an toàn cho sức khỏe là bảo quản đúng cách bề mặt thớt cũng như phải biết khi nào đã đến lúc cần thay ngay tấm thớt cũ và bắt đầu sử dụng một chiếc thớt mới.

Đừng sử dụng chung 1 chiếc thớt cho tất cả mọi thực phẩm

Trong mỗi gia đình chúng ta cần phải có ít nhất 2 chiếc thớt trong gian bếp: 1 chiếc dành để cắt thức ăn chín như gà luộc, thịt luộc và các thực phẩm dùng để ăn sống, chiếc còn lại dành để cắt thịt sống, thịt gia cầm hoặc cá cũng như tất cả các loại thực phẩm sống cần phải chế biến khác. Nếu kỹ lưỡng bạn nên dùng thêm một chiếc thớt thứ 3 để cắt trái cây, bánh mì… Bạn có thể phân biệt thớt sống và chín bằng cách chọn nhiều hình dáng hoặc kích thước thớt khác nhau. Ví dụ, thớt vuông dùng cho chế biến thịt sống, thớt tròn dùng để cắt thịt chín.

Nên dùng thớt có nhiều kiểu dáng khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng

Hãy luôn nhớ rằng phải quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm vì nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng cũng như đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và khi cần có thể truy xuất nguồn gốc nếu quá trình sử dụng gặp vấn đề.

Thớt sạch Gỗ Đức Thành đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Các bà nội trợ có thể chọn mua thớt gỗ sạch của các nhãn hiệu uy tín, đã được chứng nhận về chất lượng để đảm bảo an toàn. Hiện nay, tại các siêu thị đều có bày bán rất nhiều loại thớt từ các thương hiệu khác nhau nhưng theo quan sát, thớt gỗ sạch của Đức Thành vẫn được các bà nội trợ chọn lựa nhiều hơn cả.

So với một số loại thớt khác thì thớt Gỗ Đức Thành nổi bật ở kiểu dáng đẹp, màu sắc trắng sáng, đặc biệt sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên các bà nội trợ tin dùng. Trên nhãn mác của thớt gỗ Đức Thành, người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy các thành phần nguyên liệu cũng như các chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua thớt gỗ sạch Đức Thành tại các điểm bán gần nhà như ở các hệ thống siêu thị trên toàn quốc, showroom tại TPHCM - Winwinshop - 172 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q.Phú Nhuận, TPHCM. Hoặc có thể mua hàng online trên các trang web Lazada, Tiki, www.winwinshop.com.vn ...

(Khám phá).

Scroll

Sản phẩm này đã hết hàng!

x

Thêm vào giỏ hàng thành công

x

Chức này cần phải cài thêm App Wishlist

x